Bú sữa mẹ - Trẻ sinh non giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử

80% trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử

Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ

Vụ chẩn đoán viêm ruột thừa, cắt 2 buồng trứng: Bệnh viện thừa nhận làm sai?

Viêm ruột thừa ở trẻ em - những điều cha mẹ cần biết

Dùng vi khuẩn để điều trị bệnh viêm ruột cấp cho trẻ

Để có được kết quả trên, TS. Hackam - Bác sỹ Phẫu thuật Nhi khoa trường Y Johns Hopkins (Baltimore) cùng các đồng nghiệp đã thí nghiệm trên những con chuột non dùng sữa mẹ hoặc nước muối trước khi tiêm một loại vi trùng có khả năng kích hoạt protein toll-like receptor 4 (được gọi tắt là TLR4) – là nguyên nhân gây ra viêm ruột hoại tử ở cơ thể chuột bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp oxy và gây tổn thương các mô ở ruột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con chuột được dùng sữa mẹ chứa EGF có nồng độ TLR4 trong ruột thấp hơn hẳn những con chuột non được cho uống nước muối. Những con chuột này cũng có ít tế bào ruột bị chết, trong khi đó các tế bào ruột khỏe mạnh lại tiếp tục phát triển và được nhân lên.

Ở một thí nghiệm khác, TS. Hackam đã thử nghiệm tác dụng của sữa mẹ trên những con chuột bị NEC. Họ cũng nhận thấy, ​​các tế bào ruột cũng ít bị chết đi ở những con chuột này. Điều này chỉ ra rằng, sữa mẹ cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh NEC.

Bình luận về những kết quả có được, TS.David Hackam cho biết: “EGF là protein quan trọng trong sữa mẹ có thể ngăn chặn sự tấn công của NEC bằng hai cách: Đầu tiên, EGF sẽ ngăn chặn các tế bào ruột bị chết đi do TLR4, song song đó, EGF sẽ khôi phục lại sự tăng trưởng của các tế bào ruột để thúc đẩy khả năng tự chữa bệnh của trẻ sinh non”.

TS.David Hacka kết luận, việc phát hiện ra một trong những thành phần trong sữa mẹ có khả năng chống lại bệnh NEC có thể mở đường cho phương pháp điều trị mới hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Mucosal Immunology.

Viêm ruột hoại tử là căn bệnh đặc trưng bởi mô ruột bị viêm sau đó chết dần. NEC phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh non, chiếm đến 80% các trường hợp. Bệnh được coi là một rối loạn nghiêm trọng với ước tính cứ 4 trẻ sơ sinh non sẽ có 1 trẻ mắc phải bệnh.

Hiện nay, điều trị NEC ở trẻ sinh non liên quan đến việc loại bỏ các mô ruột chết. Tuy nhiên, TS. Hackam và các đồng nghiệp lưu ý rằng, phương pháp này làm tăng nguy cơ bị các biến chứng lâu dài, chẳng hạn như hội chứng ruột ngắn. Do đó, cần có một phương pháp điều trị mới tích cực hơn cho bệnh NEC và họ hy vọng những phát hiện gần đây của mình có thể đáp ứng nhu cầu này.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa